Vợ sểnh tý có bầu mà chồng lại dị ứng “áo mưa”

Chị quyết định cấy que tránh thai nhưng do cách này không nên duy trì trong thời gian dài nên chị muốn chồng chuyển sang dùng BCS.

Lần đầu sử dụng BCS, “cuộc yêu” của vợ chồng chị diễn ra khá suôn sẻ, thậm chí còn hào hứng hơn, do anh chị không còn lo sợ chuyện dính bầu.

Vợ sểnh tý có bầu mà chồng lại dị ứng “áo mưa”

Thế nhưng, kết thúc “cuộc yêu” được một lát, chưa kịp chìm vào giấc ngủ ngon để tận hưởng nốt những cảm giác thăng hoa thì anh Hưng, chồng chị Thoa, bắt đầu có cảm giác ngứa rát khó chịu ở quanh vùng bẹn và toàn bộ “cậu nhỏ”.

Hôm đó, sau khi làm vệ sinh và bôi chút thuốc chống dị ứng, anh Hưng thấy dễ chịu hơn. Chuyện rắc rối ấy trôi qua và anh chị chỉ nghĩ chắc đó là hậu quả của việc ăn nhiều hải sản trong bữa tối nên không để ý tới nữa.

Lâu lâu sau lần đó, qua một vài cách “truyền thống” khác, tính trước sẽ đến “ngày nguy hiểm”, vợ chồng chị Thoa lại quyết định sử dụng BCS. Không nghĩ sẽ có vấn đề gì nên anh Hưng ung dung mang “áo mưa” ra dùng và cả 2 đã “yêu” một cách thoải mái.

Thế nhưng, cũng như lần trước, “yêu” xong, dọc “cậu nhỏ” của anh Hưng xuất hiện lấm chấm đỏ, ngứa rát lan sang cả bìu và các vùng xung quanh…

Nghĩ chỉ là dị ứng thông thường, vệ sinh sạch sẽ thì lại bình thường nhưng không ngờ đến nửa đêm, anh Hưng bị ngứa râm ran toàn khu vực bộ phận sinh dục và đến sáng dậy, trên “cậu nhỏ” của anh xuất hiện những mụn nước.

Lo ngại, anh Hưng đã phải đến bệnh viện để khám. Qua thăm hỏi tiền sử dị ứng của anh, các bác sĩ chẩn đoán là anh bị dị ứng với BCS.

Theo nhiều bác sĩ, không hiếm những quý ông tìm đến phòng khám, ngượng ngùng bày tỏ rằng chẳng hiểu vì lý do gì mà “cậu nhỏ” hễ cứ “mặc áo mưa” là sinh chuyện. Có người thì bị dị ứng, lại có người cứ hễ “đi bao vào” là “cậu nhỏ” lập tức… ỉu xìu ngay.

Phòng tránh ra sao?

Theo nhiều chuyên gia y tế, dị ứng với “áo mưa” không phải là hiện tượng hiếm gặp. Thông thường, các nhà sản xuất hay dùng một loại chất latex để sản xuất ra hầu hết các loại BCS dùng trong kế hoạch hóa gia đình và găng tay dùng trong phẫu thuật. Chất này có thể gây dị ứng đối với một số người.

Ngoài nguyên nhân nhạy cảm với chất latex, trong thực tế, người ta còn có thể bị dị ứng với các phụ gia trong BCS, ví như chất tạo mùi, tạo màu, chất bôi trơn...

Nhiều nhà sản xuất còn tăng cường sự an toàn cho “áo mưa” bằng cách “ngâm tẩm” thêm chất diệt tinh trùng nonoxynol-9 hoặc chất chống nhiễm khuẩn âm đạo hay hậu môn hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng cho một số người.

Khi bị dị ứng với BCS, biểu hiện dễ thấy nhất là nóng rát ở “cậu nhỏ”. Nặng hơn có thể phát ban, ngứa ngáy, nổi nốt màu hồng hoặc màu đỏ trên da, thậm chí có thể bị bong tróc da, trầy xước. Dị ứng BCS dễ phát triển ngày càng nặng và xuất hiện phồng rộp da không chỉ ở “vùng kín” mà còn lan ra cả xung quanh.

Thông thường, triệu chứng phản ứng sẽ xảy ra sau một vài phút hoặc một vài giờ khi có tiếp xúc với BCS. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người dùng BCS có thể bị dị ứng nặng, dẫn đến sốc phản vệ, với các biểu hiện như: Cảm giác khó thở, sưng môi và cổ họng, tim đập nhanh, đau thắt ngực… cần phải nhập viện cấp cứu ngay.

Để tránh bị dị ứng BCS, cách tốt nhất là nên chủ động tìm phương án tránh thai khác. Ngoài ra, với những người có cơ địa dị ứng, khi “giao ban” cần tránh dùng các loại BCS có mùi, màu sắc sặc sỡ, có gai… Bên cạnh đó, nên đọc kỹ để xem trong thành phần chiếc “áo mưa” có nonoxynol -9 (viết tắt là N-9) hay không.

Cũng theo các chuyên gia, không chỉ nam giới mà cả nữ giới cũng có thể bị dị ứng khi ân ái. Đã có những trường hợp phụ nữ bị đau rát, sưng tấy ở “vùng kín” mỗi khi “yêu” với chồng mình mà thủ phạm chính là tinh dịch.

Đặc biệt, hiện tượng dị ứng với dịch ở cơ thể bạn tình như: Mồ hôi, tinh dịch, dịch âm đạo không phải ngay từ đầu mà sau nhiều năm chung sống cũng có thể xảy ra. Nếu gặp phải sự cố này, bạn nên đến cơ sở y tế được tư vấn và khắc phục sớm.
Previous
Next Post »
0 Komentar