Những thắc mắc khi sử dụng que thử thai

Có rất nhiều thắc mắc và lo lắng xung quanh cách thử thai tại nhà, dưới đây là một số thắc mắc các bạn thường hay gặp.

– Khi tôi kiểm tra nước tiểu của mình để phát hiện có đang mang bầu hay không, tôi thấy một vạch đầu tiên trên que thử có màu hồng nhưng màu đó lại biến mất sau một vài phút. Vậy tôi có thai hay không?

Vạch báo hiệu trên que thử biến mất thường cho kết quả âm tính: không mang thai. Tuy nhiên để chắc chắn điều này, bạn dùng que thử thai thêm một lần nữa để kiểm tra.

– Khi tôi dùng que thử thai, lúc ban đầu chỉ có một vạch với kết quả là tôi không mang thai. Tuy nhiên, cứ để que thử đó trong một tiếng sau, tôi lại thấy một vạch màu hồng nữa xuất hiện trên que thử.

Ở trường hợp của bạn, có hai khả năng có thể xảy ra. Trước tiên, bạn có thể đang mang thai nhưng mức độ hormone hCG còn thấp.

Thứ hai, vạch màu hồng đã xuất hiện trong que kiểm tra của bạn sau một tiếng có thể là do bốc hơi hoặc phản ứng một số hóa chất trong môi trường xung quanh. Do đó, để biết kết quả chính xác, bạn nên thử thai lại bằng que thử thai.

– Tôi nên làm gì nếu kết quả thử thai là âm tính (một vạch – không mang bầu) nhưng chu kỳ nguyệt san thì lại “lặn mất tăm” gần 2 tháng nay?

Bạn nên kiên nhẫn chờ một tuần nữa; sau đó, thử lại với một que thử thai mới. Nếu tại lần thử thứ hai, vẫn cho kết quả âm tính trong khi bạn vẫn bị mất kinh thì bạn nên đi khám sớm. Nguyên nhân chậm (hoặc mất) kinh có thể do bệnh nào đó.

– Tôi dùng que thử thai thì thấy báo kết quả là có thai. Tuy nhiên, ngay sau đó tôi lại thấy mình có kinh như bình thường. Tôi không hiểu gì cả.

Trường hợp của bạn có thể có hai khả năng. Một là bạn mang thai nhưng bị sảy sau đó. Hoặc trong máu kinh ngày đầu tiên có hormone hCG. Vì thế, bạn nên đi khám. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng que thử thai cho kết quả sai.

– Tôi nghe nói, kểt quả dùng que thử thai có thể bị sai lệch bởi nhiều yếu tố. Có khi nào phát hiện nồng độ hCG trong nước tiểu mà không phải do mang thai?

Que thử thai có thể phát hiện sự hiện diện của hCG trong nước tiểu. Dù độ chính xác khi dùng que thử thai khá cao nhưng bạn vẫn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra chắc chắn xem bạn mang thai hay chưa.

Ngoài ra, nếu bị u nang buồng trứng hoặc thai ngoài tử cung thì mức độ hormone hCG cũng tăng.

– Tôi đang muốn dùng que thử thai nhưng bạn đồng nghiệp lại khuyên nên đến viện thử máu hoặc nước tiểu mới chính xác. Điều này có đúng không?

Đúng là xét nghiệm máu luôn cho kết quả chính xác hơn nhưng bạn sẽ mất nhiều thời gian và chi phí hơn so với dùng que thử thai. Ngoài ra, xét nghiệm máu có hai loại: định lượng và định tính. Xét nghiệm máu định lượng có thể phát hiện hàm lượng rất thấp của hormone hCG; vì thế, kết quả không phải luôn chính xác.

Những thắc mắc khi sử dụng que thử thai

Xét nghiệm nước tiểu


Xét nghiệm này được tiến hành sau khi thụ thai khoảng 2 tuần với độ chính xác khoảng trên 90%. Tuy nhiên, nếu kiểm tra sau 6 tuần thụ thai sẽ được kết quả đáng tin cậy nhất.

Xét nghiệm này nhằm phát hiện hCG trong nước tiểu của người phụ nữ. Xét nghiệm này thông thường được thực hiện ở bệnh viện hoặc phòng khám, do bác sĩ tiến hành.

Xét nghiệm máu


Đây cũng là một xét nghiệm khá phổ biến. Bằng cách phát hiện nội tiết tố hCG trong máu từ rất sớm, chỉ khoảng 2 tuần sau khi thụ thai, bác sĩ sẽ khẳng định kết quả bạn có thai hay không.

Khám bên trong


Việc sử dụng siêu âm trong vòng 12 tuần trở lại từ khi thụ thai sẽ giúp người phụ nữ xác định việc có thai mà không cần khám bên trong. Các nội tiết tố thụ thai làm mềm cổ tử cung và tử cung, đồng thời làm cho máu đến vùng hố chậu nhiều hơn. Do đó, có thể thấy âm đạo và cổ tử cung có màu tím nhạt điển hình nhờ vào dụng cụ kẹp mỏ vịt. Bằng mắt thường bác sĩ cũng có thể thấy được cổ tử cung của bạn hơi to ra (nếu bạn thật sự có thai).
Previous
Next Post »
0 Komentar